Trang chủSản phẩmThiết BịDịch vụDự ánTin tứcLiên hệ
English
DANH MỤC THIẾT BỊ
HỆ THỐNG RMV
HỆ THỐNG VRV
HỆ THỐNG CHILLER
DANH MỤC SẢN PHẨM
CHẾ TẠO LẮP ĐẶT ỐNG GIÓ
SẢN XUẤT CỬA GIÓ
ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
SẢN XUẤT VAN GIÓ
ĐIỆN CÔNG NGHIỆP, DÂN DỤNG
NƯỚC CẤP VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
LĨNH VỰC KHÁC
CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU
Công trình Trụ sở Bộ Nội Vụ
Thi công mái kính tòa nhà UBND Quận Long Biên
Bảo dưỡng điều hòa tháng 6,7,8
Bọc lagging nhà máy Hoya II
Đồng Tầu 9& 10
Ruby Plaza
ĐỐI TÁC - LIÊN KẾT
SEABANK
Công ty cổ phần đầu tư Hà Nội vàng
Hai Phong Securites
Đọc báo trực tuyến
Tin nhanh Việt Nam
Nhịp Cầu Đầu Tư
Obayashi Vietnam
Takisa
Canon Factory
Số lượt truy cập : 641509
Số người trực tuyến : 11
 
 

Tăng thông gió cho văn phòng, giảm bệnh hô hấp

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ, càng bơm nhiều không khí ngoài trời vào hệ thống thông gió của văn phòng, mức virus gây cảm lạnh thông thường bên trong càng thấp. Không chỉ có vậy, bạn cần cảnh giác với cả... “hội chứng cao ốc”!

Một số biện pháp phòng ngừa hội chứng cao ốc:
- Lau rửa trần và tường nhà ít nhất một lần mỗi năm. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các phòng.

- Thiết kế hệ thống thông khí nội thất sao cho có sự trao đổi tối đa với khí mát ngoài trời. Miệng ống thông khí cần bố trí xa các bãi đậu xe. Giữ cho các bộ lọc không khí thật khô sạch (độ ẩm phải được bảo đảm trong khoảng 30-60%).

- Tránh các thiết bị thải ra formaldehyde hoặc VOC. Bố trí các máy photocopy, in laser, fax... ở nơi thoáng khí, theo đúng chỉ dẫn của hãng sản xuất. Lau sạch bụi ở toàn bộ các máy tính cá nhân ít ra là sáu tháng/lần.

- Tránh tiếp xúc với tường mới quét sơn vì một số loại sơn có chứa chì độc.

Có rất ít nghiên cứu xem xét mối liên hệ giữa việc thông khí của các toà nhà và bệnh hô hấp của những người làm việc trong đó. Vì vậy, TS Donald K.Milton thuộc Trường Y Harvard (Mỹ) và đồng nghiệp đã lấy mẫu khong khí trong các ngày làm việc từ ba toà nhà văn phòng. Sau đó, họ sử dụng các kỹ thuật phân tử để dò và nhận dạng các rhinovirus trong mẫu và trong nước nhầy mũi của nhân viên.

Kết quả cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa lượng rhinovirus trong không khí và mức CO2 trong các văn phòng. Một loại rhinovirus tồn tại trong dịch mũi của một nhân viên bị cảm lạnh giống hệt rhinovirus thu thập được trong bộ lọc không khí tại cùng toà nhà trong suốt thời gian nhân viên đó bị ốm.

Nhóm của Milton kết luận: ''Dữ liệu này cho thấy tỷ lệ thông khí thấp và sự gia tăng hàm lượng CO2 làm tăng nguy cơ phơi nhiễm với các virus gây bệnh tiềm năng. Do đó, để giảm sự truyền nhiễm của virus, các toà nhà cần tăng cường sự trao đổi giữa không khí bên trong và bên ngoài''.

TS Jonathan M. Samet thuộc ĐH Johns Hopkins đồng ý với nhóm của Milton rằng các môi trường khác, như trường học, cũng nên được điều tra theo cách tương tự.

Ngoài ra, cũng phải cảnh giác với "hội chứng cao ốc" khi chất lượng không khí trong một tòa nhà cao tầng gây hại cho sức khỏe của hơn 20% số người sinh hoạt trong đó. Theo nhiều kết quả khảo sát, môi trường hoàn toàn nhân tạo và khép kín trong những cao ốc rất dễ gây mệt mỏi cũng như các vấn đề về da và hô hấp. Nguyên nhân: Không khí cũ được máy điều hòa luân chuyển nhiều lần trong một kiến trúc khép kín, dẫn đến ô nhiễm.

Các triệu chứng đặc trưng của hội chứng này là: Nhức đầu, tăng các kích thích gây khó chịu ở mắt, mũi, họng. Khó thở, có cảm giác ngộp thở. Chóng mặt, buồn nôn. Nghẹt mũi. Mệt mỏi và ngủ gật. Khó tập trung, dễ bị kích động, cáu gắt. Khô da, ngứa và nổi ban ở da. Tuy các triệu chứng trên rất giống với bệnh cảm cúm thông thường nhưng các biểu hiện bệnh đều giảm hẳn hoặc biến mất khi bạn... ra khỏi tòa nhà!
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết: Có tới 30% kiến trúc cao ốc trên thế giới được xếp vào loại "bệnh hoạn" với chất lượng không khí kém. Ở Mỹ, khoảng 70 triệu người sống trong môi trường kín đến 90% quỹ thời gian. Họ làm việc trong các văn phòng cao ốc, lái ô-tô buồng kín, rồi về nhà riêng với phòng ngủ sử dụng máy điều hòa không khí.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), không khí trong một số lớn cao ốc bị ô nhiễm gấp 100 lần so với môi trường bên ngoài. Nguồn khí trong nhà cao tầng chứa nhiều yếu tố gây bệnh:

- Các chất độc hại từ khói thuốc lá, keo sơn tường, thảm sàn nhà, máy photocopy, máy fax, gỗ chế biến, thuốc sát trùng, hóa chất xịt thơm... Đó là khí CO2, radon, ozone, formaldehyde, benzene, xylene và các chất hữu cơ bay hơi VOC.

- Hóa chất độc từ khói xe có thể lọt vào hệ thống thông khí và đi vào phòng (nhất là các cao ốc có bãi đậu xe tầng hầm).

- Các yếu tố sinh học như phấn hoa, vi khuẩn, virus và nấm mốc phát triển mạnh ở các vũng nước đọng trong ống thông khí, trần nhà, thảm trải... và gây sốt, ho tức ngực, đau cơ khớp, dị ứng, sổ mũi, viêm xoang.

Hội chứng cao ốc được nhắc đến từ thập niên 1970, khi cuộc khủng hoảng về giá dầu hỏa khiến người ta phải xây dựng các tòa nhà khép kín nhằm tiết kiệm năng lượng. Không khí trong các cao ốc này được tái sử dụng nhiều lần qua hệ thống điều hòa.

Năm 1976, trong buổi tiệc tại khách sạn Bellevue Stratford (Philadelphia, Mỹ), 29 người bị tử vong do viêm phổi. Họ đã hít phải vi khuẩn Legionella pneumophila trong hệ thống thông khí của khách sạn.

Vietnamnet

  Gửi cho bạn   Bản in
Tin mới hơn
“Mục sở thị” hầm chứa máy chủ của Wikileaks (05/ 12/ 2010)
Chiller (20/ 11/ 2010)
Điện hạt nhân - Nguồn năng lượng sạch (18/ 11/ 2010)
Những tính năng vượt trội của máy điều hoà không khí thế hệ mới (18/ 11/ 2010)
Xây khách sạn 15 tầng chỉ trong 6 ngày (13/ 11/ 2010)
Các tin khác
Đã khắc phục được tình trạng khói bụi ở hầm đường bộ Hải Vân (25/ 08/ 2008)
Đầu trang